Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây tiến

Discussion in 'Văn Học Lớp 9' started by adminbao, Dec 21, 2016.

  1. adminbao

    adminbao Administrator Staff Member

    *Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây tiến

    - Giải thích: Tây Tiến- đơn vị quân đội thành lập mùa xuân 1947.
    - Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt- Lào
    - Địa bàn: Tây Tiến hùng vĩ nên thơ
    - Thành phần: người lính trí thức, lãng mạn, hào hùng.
    - Năm 1948: ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về Tây Tiến , sáng tác bài thơ này in trong tập Mây đầu ô”
    Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội thành lập mùa xuân năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch. Địa bàn hoạt động và đánh quân của binh đoàn Tây Tiến khá rộng đó là núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và Sầm Nứa (Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội trong đó có nhiều học sinh, sinh viên trí thức như Quang Dũng. Họ chiến đấu trong một hoàn cảnh vô cùng gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành. Nhưng họ lại rất lạc quan và chiến đấu anh dũng. Đây chính là phẩm chất đặc biệt có sức hút lớn đối với tâm hồn thơ Quang Dũng. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Một ngày tại Phù Lưu Chanh nhớ về những ngày ở Tây Tiến, tâm hồn Quang Dũng rung lên những dây tơ cảm xúc và bài thơ Tây Tiến” đã ra đời. Tác phẩm ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến”, sau tác giả đổi tên thành Tây Tiến”. Đây là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng in trong tập Mây đầu ô” (1986).
    * Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây tiến

    - Khẳng định việc đổi tên không phải là ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của Quang Dũng.
    - Nhớ Tây Tiến: + Cái được: nói được cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ
    + Cái mất: Lỡ mạch thơ, ủy mị, không phù hợp
    - Tây Tiến: + Cô đọng, hàm xúc
    + Rắn rỏi, hào hùng gợi ra được hình tượng trong tâm (Tây Bắc, Tây Tiến)
    + Tên bài thơ giống như tên một khúc hành quân.
    Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến”. Sau đó Quang Dũng đã lược đi chữ Nhớ” chỉ còn hai chữ Tây Tiến”, việc đổi tên tác phẩm không phải ngẫu nhiên, cố tình mà là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Nếu đặt là Nhớ Tây Tiến”. bài thơ nói được cảm xúc chủ đạo của thi phẩm là nỗi nhớ nhưng nó lại không nói được hình tượng trong tâm của tác phẩm. Mặt khác làm cho nhan đề bài thơ ủy mị, mềm mại, không phù hợp với bước quân hành và vẻ oai phong, dũng khí của người lính Tây Tiến. Quang Dũng lược đi chữ nhớ” khiến cho nhan đề thi phẩm cô đọng, hàm xúc bởi bản thân hai chữ Tây Tiến” đã bao trùm trong đó nỗi nhớ rồi. Tây Tiến” tạo ra âm điệu của nhan đề chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây rộng lớn, thẳm thăm, hùng vị. Vẽ chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến năm xưa. Mặt khác lược đi chữ nhớ” khiến tên bài thơ tựa như tên của một khúc quân hành như Tiến quân ca”, Nam Tiến”… và ở đây là Tây Tiến”
    Đặt cho tác phẩm một nhan đề hàm ẩn và gợi mở như vậy chứng tỏ Quang Dũng là nhà thơ tài năng và sáng tạo.
     

Share This Page