Các từ lóng tiếng Anh

Discussion in 'Ngoại Ngữ' started by adminbao, Nov 10, 2012.

  1. adminbao

    adminbao Administrator Staff Member

    Beat it->Đi chỗ khác chơi
    Big Deal!->Làm Như Quan trọng Lắm, Làm gì dữ vậy !
    Big Shot->Nhân vật quan trọng
    Big Wheel->Nhân vật quyền thế
    Big mouth->Nhiều Chuyện
    Black and the blue->Nhừ tử
    By the way->À này
    By any means, By any which way->Cứ tự tiện, Bằng Mọi Giá
    Be my guest->Tự nhiên
    Break it up->Dừng tay

    Come to think of it->Nghĩ kỹ thì
    Can't help it->Không thể nào làm khác hơn
    Come on->Thôi mà,Lẹ lên, gắng lên, cố lên
    Can't hardly->Khó mà, khó có thể
    Cool it->Đừng nóng
    Come off it->Đừng sạo
    Cut it out->Đừng giởn nửa, Ngưng Lại
    Dead End->Đường Cùng
    Dead Meat->Chết Chắc
    Down and out->Thất Bại hoàn toàn
    Down but not out->Tổn thương nhưng chưa bại
    Down the hill->Già
    For What->Để Làm Gì?
    What For?->Để Làm Gì?
    Don't bother->Đừng Bận Tâm
    Do you mind->Làm Phiền
    Don't be nosy->đừng nhiều chuyện
    Just for fun->Giỡn chơi thôi
    Just looking->Chỉ xem chơi thôi
    Just testing->Thử chơi thôi mà
    Just kidding / just joking->Nói chơi thôi

    Give someone a ring->Gọi Người Nào
    Good for nothing->Vô Dụng
    Go ahead->Đi trước đi, cứ tự tiện
    God knows->Trời Biết
    Go for it->Hãy Thử Xem
    Get lost->Đi chỗ khác chơi
    Keep out of touch->Đừng Đụng Đến

    Happy Goes Lucky->Vô Tư
    Hang in there/ Hang on->Đợi Tí, Gắng Lên
    Hold it->Khoan
    Help yourself->Tự Nhiên
    Take it easy->Từ từ
    I see->Tôi hiểu
    It's a long shot->Không Dễ Đâu
    it's all the same->Cũng vậy thôi mà
    I 'm afraid->Rất Tiếc Tôi...
    It beats me->Tôi chịu (không biết)
    It's a bless or a curse->Chẳng biết là phước hay họa
    Last but not Least->Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng
    Little by little->Từng Li, Từng Tý
    Let me go->Để Tôi đi
    Let me be->kệ tôi
    Long time no see->Lâu quá không gặp

    Make yourself at home->Cứ Tự Nhiên
    Make yourself comfortable->Cứ Tự Tiện
    My pleasure->Hân hạnh
    out of order->Hư, hỏng
    out of luck->Không May
    out of question->Không thể được
    out of the blue->Bất Ngờ, Bất Thình Lình
    out of touch->Lục nghề, Không còn liên lạc
    One way or another->Không bằng cách này thì bằng cách khác
    One thing lead to another->Hết chuyện này đến chuyện khác
    Over my dead body->Bước qua xác chết của tôi đã

    That's the way it has to be: Đành phải vậy thôi.

    Hell no: Không, không bao giờ

    Cop, fuzz: cảnh sát

    What the hell?: Cái quái gì thế?

    Same old you: Cậu vẫn cứ như vậy / Cậu vẫn cứ như xưa

    I'm in: Tôi tham gia

    Got'cha: Bắt được cậu rồi nhé / Lừa được cậu rồi nhé

    Done: = Deal, quyết định vậy đi, nhất trí

    Fire in the hole: Súng / Đạn tới đây

    Oops: Tiêu rồi, thôi chết rồi

    Never mind: Kệ đi, đừng bận tâm

    Freeze!: Đứng im! Đứng lại! ( câu này mấy chú cảnh sát hay nói lắm nè :D )

    Bottom's up!: Cạn ly!

    Cheers!: Dzô! ( cái này thì để cho mí người hay nhậu nhẹt nè ^^ )

    Whatever: Sao cũng được

    So what?: Rồi sao? Thì sao nào?

    To smell a rat (ngửi thấy mùi chuột)
    Khi một người bảo với bạn “ I smell a rat ” , đừng vội hoảng sợ và ngó quanh xem có con chuột nào không nhé. Bởi trong tiếng Anh, nó có nghĩ là “ cảm thấy có gì đó bất ổn” ( feel something wrong )

    Một ví dụ nữa nhé , “ Detectives went to the hotel to meet the drug dealers, but the dealers must have smelt a rat , and they stayed away”. Câu này có nghĩa là “ Những thám tử đã đến khách sạn để đón bắt những kẻ buôn ma túy. Nhưng hẳn là, chúng cảm thấy có điều bất ổn, và không đến đó.

    To pull someone’s leg ( kéo chân ai đó)
    Hãy tưởng tượng một ai đó đang nắm chân bạn và lôi đi, rất khó chịu nhỉ ? Thế nhưng trong thực tế, có lẽ bạn đã không ít lần “ pull someone’s leg” rồi đấy. Bởi thành ngữ này có nghĩa là lừa ai đó ( foot somebody ) hoặc biến ai đó thành trò cười.

    “ You are pulling my leg, I don’t believe you” có nghĩ là “ Tớ chẳng tin cậu nữa, bởi cậu đã lừa tớ “ . Bạn hãy nhớ nhé, “kéo chân ai đó” hay “lừa gạt ai đó” đều chẳng hay chút nào cả

    To play something by ear ( chơi theo tai )
    Thật khó hiểu nhỉ, thứ gì có thể chơi bằng tai chứ không phải bằng tay ? Khi một người nói “ I don’t know the answer, but I will play it by ear”, điều đó có nghĩa là “ Tôi chẳng biết câu trả lời, nhưng để đó tính sau”. Bởi, “play something by ear” tức là “ để đó tính sau” hoặc “ tùy cơ ứng biến” ( decide what to do later) .

    Một lời khuyên nhỏ, đừng bao giờ lâm vào cảnh “ I didn’t stydy hard for the final exm” ( Không học hành cẩn thận cho kì thi cuối cấp ) để rồi tự an ủi “ But I will play it by ear” ( Nhưng tôi sẽ tùy cơ ứng biến ) nhé.

    To get off someone’s back (xuống khỏi lưng ai đó )
    Bạn muốn ra ngoài chơi, nhưng không thích đi một mình. Và thế là bạn kì nèo đứa bạn cùng đi với bạn. Sau một lúc bị làm phiền, bạn của bạn bảo rằng “ Get off my back , don’t tell me to go out again . I have to stydy English”

    Ngạc nhiên không ? bạn chỉ muốn được đi chơi, nhưng họ lại bảo bạn xuống ngay khỏi lưng họ ? Đó là vì thành ngữ này có nghĩ là “ tránh làm phiền ai đó" ( stop bothering somebody ). Thôi thì tốt nhất chúng ta nên tự làm mọi việc một mình , bởi cõng ai đó hay bị ai đó làm phiền đều thật khó chịu, bạn nhỉ ?

    To shoot the breeze ( bắn gió mát )
    Nghe thì thật kì cục nhỉ ? Gió làm sao có thể nắm bắt, lại càng không thể bắn được. Thật ra thành ngữ này muốn nói đến việc “ tán gẫu” (chat) hay cách nói thông thường của chúng ta là “ buôn dưa lê” đấy.:D

    Khi một người bảo rằng “ If you come to me tonight, we can listen to music and shoot the breeze” , điều đó có nghĩ là “ Nếu bạn đến tối nay, chúng ta có thể nghe nhạc và trò chuyện với nhau.

    Namedropper”:

    Đây là một danh từ, có nghĩa là việc một người thường xuyên nhắc tên của người nổi tiếng, có vị trí cao trong xã hội,... với mục địch là khoe quan hệ rộng của mình. Ở tiếng Việt cũng có một thành ngữ tương tự đó là “Thấy người sang bắt quàng làm họ”, nhưng namedropper nghe “teen” hơn. Ví dụ, Tina và Todd đi uống cafe. Todd nói "cafe này ngon", Tina trả lời "Uhm, mình có hay đi uống cafe với ông Koji Onishi -- ông tổng Giám đốc của hãng Honda ấy -- ông ấy cũng chọn loại cafe đó. (Ý là "tôi là bạn của Koji Onishi")

    “To pick up”:

    Động từ này có nghĩa là "tán" hoặc "cưa" với "kết qủa" trong thời gian ngắn, thậm chí mấy phút. Kết quả là bạn có thể nhận được số điện thoại, một cuộc hẹn đi chơi cho ngày hôm sau.... Cũng có thể hiểu là "bắt chuyện với ý đồ tình cảm". Ví dụ, Todd bắt chuyện Tina ở tiệm ăn và được Tina

    cho số điện thoại. Todd hào hứng khoe với Steve (bạn Todd): Dude, "I picked up", hoặc "I picked her up" (“Mình tán đổ cô ta rồi”).

    To "check out":

    Từ lóng này có nghĩa là "ngó ngiêng" theo kiểu "nam ngó nữ", "nữ ngó nam". Tiếng Việt có thể dịch là "ăn phở ngó", kiểu như Todd và Tina đi vào quán bar, Tina thấy một em xinh đẹp đang nhìn Todd với ánh mắt sexy, có ý đồ nào đó. Tina nói nhẹ với Todd: "See that girl? ...she's checking you out!" “Có nhìn thấy cô gái kia không?....cô ta đang dòm cậu đấy!”


    “Dude”: Đó là cách xưng hô rất phổ biến với giới trẻ Tây, đặc biệt nước Mỹ. Trước đây "dude" chỉ dành cho bạn nam, còn bây giờ cả nam cả nữ đều được. (Lưu ý, cũng có thể dùng từ "dudette" cho nữ cho điệu). Cách người Mỹ sử dụng từ "dude" hơi giống cách giới trẻ Việt Nam sử dụng từ “bác” với nhau. Ví dụ: “Dude, you're drunk”. (“Bác ơi bác bị say quá đấy” ).


    “Smitten”: Đây là một tính từ chỉ trạng thái của một người bị “choáng” bởi một tình yêu mới. Như người Việt Nam hay trêu đùa nhau là “dại trai hoặc dại gái”. Ít ai sẽ tự nhận mình là “smitten”. Ví dụ: Tom mới làm quen với Lucy nhưng lại rất mê cô ấy. Mỗi khi Lucy gọi điện, Tom nghe máy luôn và đến luôn chỗ cô ấy. Jack trêu Tom : “Man you’re smitten!” (“Cậu dại gái thế!”).


    “Insane”:

    Từ này có nghĩa là “crazy” nhưng mang nghĩa mạnh hơn, và nó sẽ hiệu quả hơn nếu nói theo kiểu hóm hỉnh. Ví dụ, Joe bảo với Dan sẽ leo lên núi Phan-xi-păng trong vòng 5 tiếng, Dan trả lời: "that's insane, it'll take at least a day man!". “cậu mất trí rồi, ít nhất một ngày đấy!”.

    Ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày sẽ trở nên cứng nhắc, khô khan và thiếu đi sự “trẻ trung” nếu không có tiếng lóng. Hãy trang bị cho mình một số từ lóng thông dụng để làm cho ngôn ngữ của mình thêm phong phú, tuy nhiên các bạn cũng đừng nên quá lạm dụng mà hãy sử dụng đúng cách và đúng chỗ nhé!
     

Share This Page