Em hãy tả dòng sông mùa lũ.

Discussion in 'Văn Học Lớp 6' started by adminbao, Sep 16, 2012.

  1. adminbao

    adminbao Administrator Staff Member

    Bài viết
    Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè
    oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo lặn
    ngụp, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó dòng sông hiền
    lắm, cứ lặng lờ trôi, trên mặt sông những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào
    bờ, và tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ nghe rất vui tai. Trong những ngày đó thôn xóm
    hai bên bờ sông rất vui, ngày ngày, họ ra sông gánh nước, giặt giũ, và ở những bài
    bồi ngô xanh biêng biếc, trông mát cả tầm mắt. Trên bến đò người và xe qua lại tấp
    nập. Cuộc sống thật thanh bình và nên thơ.
    Thế nhưng con sông không phải lúc nào cũng hiền hoà như những ngày đó.
    Vào ngày mưa lũ, sông như trở mình sau những ngày lim dim ngủ.
    Sau một thời gian mưa lớn, không biết nước ở đâu bỗng đổ đầy ắp dòng sông,
    nước dâng cao, lúc đầu mấp mé bờ, sau có khi còn dâng lên phủ kín cả ngô, khoai.
    Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu Những con sóng
    như hàng trăm con rồng lớn quằn mình quẫy đạp như muốn nuốt chửng tất cả làng
    xóm. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi nước lũ rút thì
    còn trơ ra cát và bùn. Và đêm nằm nghe như tiếng thở mạnh, lúc phì phò lúc réo
    gào. Làng mạc ven sông như xơ xác hơn sau những trận gió mưa lớn và đứng bên
    con sông đang trở mình thì làng xóm càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh hơn. Cây
    cối ngả nghiêng theo những trận gió, mới chỉ hôm qua thôi chúng thật tươi xanh,
    mơn mởn sức sống thế mà chỉ qua một trận bão lũ, tất cả đều trở nên tiêu điều xơ
    xác. Dân trong làng ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút. Tàu thuyền
    chằn chuội với những con sóng đang réo gào. Những chiếc tàu chở hàng vốn to
    lớn như vậy mà cũng trở nên nhỏ bé yếu ớt trước những con sóng đang uốn lượn,
    gồng mình lên như tức giận.
    Nhìn từ xa dòng sông như đang được nấu sôi, màu đỏ quạch khác hẳn với màu
    nước trong trẻo thường ngày, những cột sóng oằn mình dâng lên rồi hạ xuống, có
    lúc tung cao, bọt trắng xoá. Những ngày ấy dòng sông không bao giờ ngủ, nó luôn
    nhăm nhe, doạ nạt con người. Nó khiến con người luôn sống trong lo sợ. Con đê có
    sứ mệnh phải ngăn chặn những cơn tức giận của dòng sông, vậy mà có chỗ đã
    không thể kháng cự được, mình nó đã bị sóng ăn nham nhở, có nguy cơ vỡ. Ai ai
    cũng hoảng sợ. Trước nguy cơ đó ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã huy động rất
    nhiều người mang theo những bao tải đổ đất và giúp sức cho đê bảo vệ được cuộc
    sống của dân lành.
    Đối với lũ trẻ chúng tôi, dòng sông lúc này không còn đáng yêu như trước.
    Chiều chiều chúng tôi chẳng còn đắm mình trong vòng tay êm ả của sông. Chúng
    tôi cũng như bao người khác lo lắng cho ngôi nhà, cho ngôi làng thân yêu của
    mình.
    Những ngày mưa lũ mẹ tôi không ra đồng được, mẹ ngồi trước cửa nhà, mắt
    rõi ra xa đầy lo âu. Tôi ngồi bên mẹ lặng im. Mẹ ôm tôi vào lòng an ủi và cũng
    chính là tự nhủ với mình;
    - Rồi sẽ qua thôi con ạ. Chắc chỉ chiều nay nước sẽ rút.
    Và thật bất ngờ cứ như có phép lạ. Đến trưa mưa bắt đầu ngừng rơi, nước sông
    cũng không dâng lên cao nữa. Và chẳng mấy chốc nước sông đã rút hẳn cảnh vật
    lại trở về như cũ nhưng xơ xác như sau một trận đánh. Hôm sau nắng đã trải dài
    trên sông.
    Dòng sông lại trở về bản chất hiền lành. Người dân quê tôi lại vui vẻ trở về với
    công việc thường ngày. Sau lũ, người ta thi nhau ra vớt củi, vớt gỗ trôi từ thượng
    nguồn về, và cá tôm cũng như nhiều hơn. Đất đai cũng màu mỡ hơn báo hiệu một
    mùa bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập trên bến bãi. Bọn trẻ chúng tôi lại đưa
    nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông. Dòng sông quê tôi dẫu có lúc nổi giận và khó
    hiểu song với chúng tôi đó là một nơi vô cùng lí tưởng, mai này dù có xa quê bao
    lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông
    những ngày mưa lũ.
     

Share This Page