Giải bài tập địa lí lớp 12- Bài 10 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp)

Discussion in 'Giải bài tập địa lớp 12' started by adminbao, Nov 21, 2017.

  1. adminbao

    adminbao Administrator Staff Member

    Câu 1.
    Vì sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh?​
    Ở khu vực đồi núi bị xâm thực mạnh là do:
    • Những khu vực núi có độ cao và độ dốc lớn
    • Chịu tác động của khí hậu. Với nền nhiệt ẩm cao kết hợp với một mùa khô và một mùa mưa xen kẽ khiến cho quá trình xâm thức diễn ra dễ dàng và mạnh mẽ hơn.
    => Chính vì thế mà ở khu vực đồi núi nước ta xuất hiện ngày càng nhiều bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe rãnh….


    Câu 2.
    Hãy nêu ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta?​

    Việc địa hình bị xâm thực, bồi tụ mạnh sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực đến việc sử dụng đất ở nước ta. Cụ thể là:​

    • Về mặt tích cực: Khi quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thì bề mặt đất màu mỡ sẽ được rửa trôi và bồi tụ tại vùng đồng bằng hạ lưu sông. Tạo điều kiện để trồng cây hoa màu và lương thực…
    • Về mặt tiêu cực: Nếu như vùng đồng bằng đất trở nên phì nhieeuthif ở vùng đồi núi do quá trình xâm thực mạnh, lớp phủ thực vật bị rửa trôi nên đất nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá, kém phì nhiêu, khó canh tác, sản xuất.
    Câu 3.
    Vì sao sông ngòi nước ta có đặc điểm nêu trên?​



    - Sông ngòi nước ta có 4 đặc điểm đó là:​

    • Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch giày đặc
    • Sông ngòi nhiều nước
    • Sông ngòi nước ta giàu phù sa
    • Chế độ nước theo mùa
    - Nguyên nhân khiến sông ngòi nước ta có những đặc điểm như vậy đó là:

    • Thứ nhất, mạng lưới song ngòi dày đặc là do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có lượng mựa nhiều làm cho quá trình cắt xẻ, xâm thực diễn ra mạnh.
    • Thứ hai, sông ngòi nhiều nước là do hằng năm nước ta có lượng mưa dồi dào nên nhận được nguồn nước lớn.
    • Thứ ba, sông ngòi nước ta giàu phù sa là do quá trình xâm thực, bào mòn ở vùng núi diễn ra mạnh mẽ. Chính vì vậy, các dòng nước đổ về sông đều mang theo một lượng phù sa lớn. Đó cũng là nguyên nhân khiến các đồng bằng hạ lưu sông hằng năm được mở rộng và màu mỡ.
    • Cuối cùng, chế độ nước theo mùa là do nước ta có chế độ mưa theo mùa do đó lượng nước ở sông cũng dựa vào đó mà đầy hoặc cạn.
    Câu 4.
    Đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng đất trong trồng trọt?​

    Đất Feralit là một trong những loại đất ở nước ta. Đất Feralit có đặc tính là lớp vở phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước, nghèo các chất Bazơ, nhiều ôxít sắt, nhôm, đất chua và dễ bị thoái hóa.​
    => Với những đặc tính trên, đất Feralit có thể thích hợp để trồng rừng nhất là đối với các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và đồng cỏ cho chăn nuôi. Lưu ý: Trong quá trình sử dụng cần phải thường xuyên cải tạo đất, giảm độ chua của đất….Với loại đất này không phù hợp cho việc trồng lúa nước và cây hoa màu

    Câu 5.
    Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta?​
    * Địa hình:
    • Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
    + Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.
    + Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thêm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

    • Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
    * Sông ngòi:

    • Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10km thì nước ta đã có tới 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 2km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.
    • Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
    + Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ).
    + Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là 200 triệu tấn.

    • Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.
    Câu 6.
    Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào?​


    Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần đất.
    • Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.
    • Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta và dễ bị suy thoái.
    * Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần sinh vật

    • Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh. Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thư khô rụng lá tới xa van, bụi gai nhiệt đới.
    • Trong giới sinh vật, thành phần các loại nhiệt đới chiếm ưu thế.
    + Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm.
    + Động vật trong rừng là các chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, tri, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng…Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú.

    • Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
    Câu 7. Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống?


    Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã tác động nhiều đến hoạt động sản xuất và đời sống.
    Thứ nhất, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
    * Thuận lợi

    • Thiên nhiên NĐÂGM với nguồn nhiệt phong phú, nguồn tài nguyên đất phong phú, được phát triển trên loại đá mẹ khác nhau đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho SX nông nghiệp giúp cây cối, đồng cỏ chăn nuôi, phát triển rừng…xanh tốt quanh năm, tăng trưởng nhanh.
    • Đồng thời cho phép phát triển nhiều loại cây từ ưa nhiệt của vùng nhiệt đới như : bông, lúa gạo…đến các loại cây của xứ cận nhiệt hay ôn đới.
    • Ven biển giàu sinh vật biển, nhiều đảo, vũng vịnh, cửa sông, vừa có giá trị đánh bắt, vừa có giá trị nuôi trồng hải sản.
    • Trên đất liền có nhiều kênh rạch, sông ngòi, ao hồ, diện tích đất mặt nước vừa là nguồn nước, nguồn phù sa quan trọng cho trồng trọt, vừa mở ra khả năng lớn cho để nuôi trồng thủy sản…đưa nước ta thành quốc gia có ngành thủy sản phát triển.
    • Tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông-lâm kết hợp.
    * Khó khăn

    • Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm thì sâu bệnh, dịch hại cây trồng, gia súc dễ bùng phát, lây la trên diện rộng.
    • Các diễn biến khí hậu thất thường, cực đoan, nhiễu động (ngập úng, hạn hán, rét đậm, rét hại…) thường xảy ra vào các thời kỳ chuyển mùa làm cho SX NN nước ta càng thêm bấp bênh.
    • Xói mòn, rửa trôi đất màu có tốc độ nhanh, đặc biệt trên đất dốc với lớp phủ thực vật bị tàn phá.
    • Qúa trình mặn hóa, phèn hóa đất ở những vùng trũng, ven kênh rạch, sông ngòi và vùng đất thấp ven biển gây khó khăn, tốn kém trong việc cải tạo những loại đất trồng này.
    Thứ hai, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
    * Thuận lợi

    • Có điều kiện phát triển các ngành kinh tế như: lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải và du lịch…và đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng…nhất là vào mùa khô.
    • Tài nguyên sức nước, sức gió, năng lượng mặt trời…tạo điều kiện phát triển CN năng lượng, là động lực phát triển KTXH trong CNH và phát triển bền vững đất nước.
    • Mùa khô tạo điều kiện thuận lợi cho thu hoạch và phơi sấy các sản phẩm nông nghiệp.
    * Khó khăn:

    • Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác … chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.
    • Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
    • Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản.
    • Các hiện tượng thời tiết thất thường như dông lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng … cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
    • Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
     

Share This Page