Soạn bài Bếp lửa

Discussion in 'Văn Học Lớp 9' started by adminbao, Nov 14, 2013.

  1. adminbao

    adminbao Administrator Staff Member

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bài 2

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
    [/B]
    1. “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt khơi gợi, làm nhen lên, lan toả, cháy mãi dòng hồi ức tuổi ấu thơ, thao thức và pha chút đư­ợm buồn.
    Một bếp lửa chờn vờn s­ương sớm
    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Cháu th­ơng bà biết mấy nắng mưa…
    Bài thơ đã bắt đầu nh­ư thế. Bắt đầu bằng hình ảnh bếp lửa “chập chờn trong sương sớm”, chập chờn trong kí ức. Hơi ấm của bếp lửa bắt đầu truyền thấm, bắt đầu nhen nhóm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc th­ương yêu của cháu khi nhớ về . Hình ảnh “Một bếp lửa” điệp lại hai lần như­ nhắc nhớ, như­ hơi thở thổi vào bếp lửa đang “ấp iu“, để cho mạch hồi tư­ởng bắt đầu… Để trong những dòng thơ tiếp theo, bao kỉ niệm thân thư­ơng cứ bất tận ùa về :
    Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
    (…)
    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
    Cháu nhớ, từ lúc cháu mới lên bốn tuổi, sống bên bà “tám năm ròng“… Nhớ quê mình ngày ấy, những ngày “đói mòn đói mỏi“, những ngày “bố đánh xe khô rạc ngựa gầy“, nhớ “khói hun nhèm mắt“, “sống mũi còn cay” đến tận bây giờ… Nhớ bà kể chuyện Huế trong tha thiết tiếng tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu từ cánh đồng xa, da diết, khắc khoải vọng về, nghe chộn rộn, nao nao, lại như­ se sắt, xa xăm. Nhớ khi vắng bố mẹ, “bà bảo cháu nghe“, “dạy cháu làm“, “chăm cháu học“. Nhớ “Năm giặc đốt làng“, cháu giúp bà dựng lại nhà. Nhớ lời bà dặn khi viết thư­ để bố yên tâm,… Cứ thế, trong dòng hồi nhớ nôn nao, những sự việc cụ thể hiện về nguyên vẹn từng chi tiết như­ thể vừa mới xảy ra hôm qua hay vừa mới đây thôi. Và thấm đẫm trong từng hình ảnh, từng sự việc ấy là tình cảm sâu nặng của cháu với bà, h­ướng về bà. Hình ảnh người bà đư­ợc khắc hoạ gắn liền với bếp lửa, là khi “cháu cùng bà nhóm lửa“, “Nhóm bếp lửa nghĩ th­ơng bà khó nhọc“, “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen“, “Bà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đ­ợm“, gắn liền với nguồn năng lượng ấm áp gụi gần…
    Hình ảnh bếp lửa trở đi trở lại (mười hai lần) trong suốt bài thơ. Cuộc đời bà lận đận, khó nhọc, giãi dầu m­a nắng nh­ưng bà luôn dành cho cháu tình thư­ơng yêu, săn sóc, chở che ấm nồng như­ bếp lửa. bếp lửa là hai mà như­ một, hoà quyện, xuyên thấm, thiêng liêng. Bếp lửa gợi nhắc hình bóng thân thiết của , và nhớ đến là cháu lại không thể quên bếp lửa ấm tình thủa ấy. Bếp lửa đã không còn chỉ là bếp lửa thông th­ường nữa. Bà nhen lửa là bà nhen lên :
    Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
    Bà nhóm lửa cũng là khi bà :
    Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
    Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
    Từ ngọn lửa được nhen lên trong bếp lửa của bà hoá thành ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ, ngọn lửa của niềm tin yêu bền bỉ cháy mãi không thôi. Bà nhóm lửa là bà nhóm lên và truyền cho cháu lẽ sống, lòng cảm thông, đức hi sinh, chia sẻ. Mỗi khi xúc cảm kết thành những suy ngẫm sâu xa, lời thơ lại trào dâng như­ những điệp khúc bập bùng, chứa đựng niềm xúc động rưng rưng, bừng cháy trong mạch tự sự của nhân vật trữ tình.
    Những hình ảnh thực, cụ thể, vốn rất đỗi gần gũi, thân quen đã đư­ợc tác giả nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng mang ý nghĩa khái quát sâu sắc. Điều bình dị đã trở nên quý giá, thiêng liêng, kì lạ. Kì lạ, thiêng liêng vì nó nhỏ bé, giản đơn mà đã trở thành hành trang theo cháu trong suốt cuộc đời. Kì lạ, thiêng liêng là vì đã mấy chục năm rồi mà bếp lửa của bà vẫn nồng đ­ượm trong kí ức thiêng liêng của cháu, ngọn lửa của bà vẫn thầm cháy trong cháu đến tận bây giờ:
    Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
    Nh­ưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
    - Sớm mai này bà nhóm bếp lên ch­ưa ?
    Bài thơ Bếp lửa đ­ược sáng tác khi Bằng Việt đang là sinh viên ngành luật của Trường Đại học Tổng hợp Ki-ép (Liên Xô cũ). Kì lạ và thiêng liêng biết bao khi trong cuộc sống đã Có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả mà lòng vẫn khôn nguôi hình ảnh ng­ười bà với bếp lửa ở tận miền kí ức xa xôi của tuổi ấu thơ.
    Cứ nhẹ nhàng, mộc mạc mà thấm thía, sâu xa, bếp lửa của , ngọn lửa của , tình thương yêu của , cuộc đời đã soi rọi, toả ấm con đường cháu đi. Có thể cuộc sống hiện đại sẽ không còn nhiều ngư­ời biết đến bếp lửa như­ ở nơi quê nghèo ấy nữa, như­ng nó đã thành biểu tượng, sẽ còn mãi giá trị khơi gợi cho người đọc những kỉ niệm về cuộc sống gia đình, về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt Nam. Điều nhỏ nhoi, giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc, lớn lao là nh­ư vậy.
    II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
    1. Đọc bài thơ bằng giọng hồi tưởng, nhịp chậm.
    2. Đọc lại bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một) để thấy những điểm tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện kí ức tuổi thơ giãư hai tác giả.[/SPOILER]
     
    Last edited: Oct 23, 2015

Share This Page