Soạn bài những câu hát than thân

Discussion in 'Văn Học Lớp 7' started by adminbao, Dec 10, 2013.

  1. adminbao

    adminbao Administrator Staff Member

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Câu 1.
    Các bài ca dao :
    -Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
    -Cái cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
    -Cái cò chết tối hôm qua
    Còn hai hạt gạo với ba đồng tiền
    Một đồng mua trống mua kèn
    Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
    Một đồng mua mớ rau răm
    Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

    Người ta thường mượn hình ảnh con cò, vì :
    -Con cò gần gũi với họ trong cuộc sống hằng ngày trên đồng ruộng.
    -Cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn => gần gũi, tương đồng với phẩm chất người nông dân.
    Câu 2.
    -Cuộc đời con cò vất vả, được diễn tả :
    + một mình lận đận giữa nước non, “ lên thác xuống ghềnh”, tự mình vượt qua những khó khăn, nguy hiểm.
    +bản thân cò : gầy mòn, lận đận.
    +bấy nay : việc cò lận đận 1 mình không phải ngày 1 ngày 2 mà đã xảy ra trong thời gian rất lâu.
    +Nơi kiếm ăn : thác, ghềnh, bể, ao => con cò phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh sống, rất vất vả.
    -Ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn có nội dung xã hội kiên bất công. Xã hội đó đã làm nên bể đầy, ao cạn, làm cho thân cò thêm lận đận, vất vả, khổ cực.
    Câu 3.
    -Cụm từ “ thương thay” biểu hiện sự đồng cảm, thương xót.
    -Trong bài này, cụm từ “thương thay” được lặp lại 4 lần – 4 con vật – 4 cảnh ngộ khác nhau, cùng chung thân phận người lao động. Ý nghĩa sự lặp lại :
    + Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khó khăn nhiều bề của người lao động.
    +Sự lặp lại có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương xót, đồng cảm khác nhau, làm cho bài ca dao phát triển.
    Câu 4.
    Nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh trong bài 2 :
    +Thương con tằm => thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác.
    +thương lũ kiến li ti => thương cho thân phận nhỏ bé, suốt đời phải làm lụng vất vả, kiếm miếng ăn.
    + thương con hạc => thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt, không có tương lai.
    +thương con quốc => thương thân phận thấp bé, dù than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng thương xót.
    =>4 con vật, 4 nỗi khổ , 4 cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của người lao động.
    Câu 5.
    Những bài ca dao mở đầu bằng “ thân em”
    -Thân em như tấm lụa đào
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
    -Thân em như hạt mưa rào
    Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
    Thân em như hạt mưa sa
    Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
    -Thân em như củ ấu gai
    Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
    -Thân em như giếng giữa đàng
    Người thanh rửa mặt kẻ phàm rửa chân.

    Các bài ca dao trên thường nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ : họ bị phụ thuộc, không có quyền tư chủ, bị đối xử không công bằng.
    Về nghệ thuật :
    + Thường mở đầu bằng cụm từ :Thân em…
    +thường dùng các biện pháp so sánh, ẩn dụ.
    Câu 6.
    -Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ :
    + trái bần - tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.
    + Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi => lận đận, gian truân, nó chỉ mong được dạt, được tấp vào nơi đâu đó nhưng không được.
    =>Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ nghèo khó, trôi nổi, chịu bao sóng gió cuộc đời, tương lai hoàn toàn mờ mịt và vô định. Xã hội nam quyền lúc nào cũng chỉ muốn nhấn chìm họ.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: Apr 23, 2016

Share This Page