Soạn bài sọ dừa

Discussion in 'Văn Học Lớp 6' started by adminbao, Nov 25, 2013.

  1. adminbao

    adminbao Administrator Staff Member

    [​IMG]
    [​IMG]
    - Phẩm chất bên trong thì lại hết sức tuyệt vời.

    => Ý nghĩa: Phải chăng nhân dân ta muôn nhắn nhủ mọi người đừng nên lấy hình thức bên ngoài mà đánh giá con người. Đánh giá con người phải căn cứ vào nội dung bên trong, đó là tài năng, trí tuệ, tâm hồn của họ.

    Câu 3. Tại sao cô út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa? Em có nhận xét gì về nhân vật cô út?

    + Lý do cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa:

    - Là người hiền lành nhân hậu: cô vốn rất hiền lành, tính hay thương người - đối đãi tử tế với Sọ Dừa - trong khi hai cô chị thì ác nghiệt.

    - Là người có đôi mắt tinh tường: bằng tấm lòng nhân hậu cô út đã phát hiện ra vẻ đẹp và tài năng của Sọ Dừa khi đang ở trong hình hài xấu xí. Cô yêu Sọ Dừa chân thành.

    - Là người giàu bản lĩnh, nghị lực, thông minh: biết ứng xử tình huống khó khăn. Lấy dao rạch bụng cá để chui ra, lấy đá đánh lửa nướng cá sống trên đảo, trứng nở ra gà để gáy báo cho thuyền quan trạng.

    + Nhận xét:

    - Dù là nhân vật phụ, nhưng cô út đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều thiện cảm tốt đẹp: Cô là người hiền lành, thông minh, đáng yêu, cô xứng đáng với hạnh phúc mà mình được hưởng.

    - Qua nhân vật cô út dụng ý của tác giả dân gian nhằm tô đậm hơn ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, và triết lý ở hiền gặp lành.

    Câu 4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Em thấy người lao động ước mơ điều gì?

    + Ước mơ về sự đổi đời: Từ một Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nghèo khổ, sống cảnh mẹ giá con côi phải chăn bò thuê cho phú ông cuối cùng trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, thông minh, giỏi giang, đỗ đạt, làm quan to, lấy được vợ xinh đẹp, hiền thục thủy chung => những người lao động nghèo khổ, bất hạnh ước mơ có cuộc sống giàu sang, hạnh phúc.

    + Ước mơ về một sự công bằng: cô út xinh đẹp, hiền lành, thương người thì được sống hạnh phúc. Còn hai cô chị độc ác, gian xảo thì phải gánh chịu hậu quả do mình gây ra => Những người ở hiền được gặp lành, những kẻ gieo gió phải chịu gặt bão.

    Câu 5. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sọ Dừa

    + Đề cao ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, không nên lấy hình thức bên ngoài để đánh giá giá trị con người.

    + Đề cao lòng nhân ái, đặc biệt là đối với những số phận kém may mắn.

    + Ước mơ về sự công bằng, về sự đổi đời của những con người hiền lành, nghèo khổ, bất hạnh.

    IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO

    Kể về những nhân vật xấu xí mà tài ba này, tác giả dân gian xưa thật sự muốn đem đến cho ta thấy số phận của một loại người vốn bị xã hội xưa hắt hủi, sống cô đơn. Song, với cái nhìn nhân đạo nhân dân đã cho họ đổi đời, đã bộc lộ ở họ những đức tính quý báu cũng như tài năng vô hạn. Rồi cũng chính bằng tấm lòng nhân đạo ấy nhân dân ta đã đưa đến một kết thúc tốt đẹp cho cuộc đời nhân vật: vĩnh viễn sung sướng, hạnh phúc vợ chồng sum họp. Chất lạc quan tràn đầy ở các hình tượng nhân vật xấu xí mà tài ba trong các cốt truyện về đề tài này.

    (Nguyễn Thị Huế - Nhân vật xấu xí tài ba
    trong truyện Cổ tích Việt Nam)

    Sọ Dừa sinh ra là một cục thịt tròn lông lốc, có mặt mũi, miệng, tai nhưng không có mình mẩy chân tay. Bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa còn phải ẩn kín trong cái lốt “sọ” xấu xí gớm ghiếc... Đó là một thử thách cực kì to lớn, khó khăn mà nhân vật phải trải kinh qua để khẳng định và bộc lộ bản chất tốt đẹp của mình.

    (Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng truyện dân gian)

    TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.

    - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.

    - Trong từ nhiều nghĩa có:

    + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

    + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

    - Thông thường trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

    II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

    1. Từ nhiều nghĩa

    a) Đọc bài thơ

    NHỮNG CÁI CHÂN

    Cái gậy có một chân

    Biết giúp bà khỏi ngã.

    Chiếc com pa bố vẽ

    Có chân đứng, chân quay.

    Cái kiềng đun hàng ngày

    Ba chân xòe trong lửa

    Chẳng bao giờ đi cả

    Là chiếc bàn bốn chân 

    Riêng cái võng Trường Sơn

    Không chân đi khắp nước.

    (Vũ Quần Phương)

    b) Bài thơ trên có năm từ chân.

    c) Nghĩa từ chân trong từ điển Tiếng Việt:

    - Chân một bộ phận của cơ thể người hay động vật, dùng để đi đứng, thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người (què chân; nước đến chân mới nhảy; nhắm mắt dưa chân).

    - Chân con người coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức (có chân trong hội đồng; thiếu một chân tổ tôm).

    - Một phần tử con vật có bốn chân, khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt (Đánh đụng một chân lợn).

    - Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng tác dụng đỡ cho những bộ phận khác (chân đèn, chân giường).

    - Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân núi, chân tường, chân răng).

    - Âm tiết trong câu thơ ở ngôn ngữ nhiều nước phương Tây (câu thơ tiếng Pháp mười hai chân).

    d) Tìm thêm một số từ khác có nhiều nghĩa như từ chân:

    Bén:

    - chạm tới (lúc nào cũng vội vã chân bước không bén đất);

    - chạm tới và bắt đầu bị tác động hay tác động (bén lửa);

    - bắt đầu bám vào đất (mạ đã bén rễ);

    - bắt đầu quen, bắt đầu gắn bó (con bén hơi mẹ).

    Bẫy:

    - dụng cụ thô sơ để lừa bắt, giết kẻ địch (chim sa vào bẫy, bẫy chông).

    - cách bố trí sẵn để lừa cho người ta mắc vào (tên cướp bị sa bẫy)

    2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

    a) Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân —> chỉ phần dưới cùng của bộ phận cơ thể của đồ vật —> mối liên hệ đó chính là nguyên nhân tạo ra sự chuyển nghĩa. 

    b) Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với nghĩa nhất định.

    c) Nghĩa của từ chân trong bài thơ “Những cái chân”.

    Nghĩa gốc:

    Riêng cái võng Trường Sơn

    Không chân đi khắp nước.

    Nghĩa chuyển:

    - Chân của cái gậy, chân của cái kiềng, chân của cái bàn, chân của chiếc compa.

    III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.

    Lưng:

    - Nghĩa gốc: phần cơ thể của người, động vật dọc theo sống lưng (cụ già lưng còng).

    - Nghĩa chuyển: phía sau của một vật (nhà quay lưng ra hồ).

    - Phần ghế để tựa lưng khi ngồi (lưng ghế).

    Tay:

    - Nghĩa gốc: bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón dùng để cầm nắm, thường được coi là biểu tượng của lao động.

    - Nghĩa chuyển: người giỏi về một môn nào đó (tay ăn nói); Người làm một nghề nào đó mà vốn không thông thạo, không chuyên (tay ngang).

    Đầu:

    - Nghĩa gốc: phần trên của cơ thể con người, hay phần trước nhất của cơ thể động vật nơi có bộ óc và nhiều giác quan.

    - Nghĩa chuyển:

    + Phần trước nhất trên cùng của một số đồ vật (đầu máy bay).

    + Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian đối lập với cuối (đi đầu tỉnh đến cuối tỉnh).

    + Tả tuổi hoàn toàn về già (đầu bạc răng long).

    + Chỉ tính ngang bướng khó bảo (đầu bò).

    Câu 2. Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận của cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó. 

    Lá:

    - Bộ phận cây cối: lá cây.

    - Bộ phận cơ thể: lá phổi, lá gan.

    Quả:

    - Bộ phận cây cối: hoa quả.

    - Bộ phận cơ thể người: quả thận, quả tim.

    Buồng:

    - Bộ phận cây cối: buồng cau, buồng chuối.

    - Bộ phận cơ thể: buồng tim, buồng phổi.

    Câu 3. Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh họa.

    a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động

    cái cưa (danh từ) —> cưa gỗ (động từ)

    cái bào (danh từ) —> bào gỗ (động từ)

    cái sàng (danh từ) —> sàng gạo (động từ)

    cái quạt (danh từ) —> quạt lúa (động từ)

    b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị

    Gánh củi —> một gánh củi

    Nắm tay lại —> một nắm tay

    Gói xôi đi —> một gói xôi

    Bó gọn lại —> năm bó rau

    Câu 4. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

    NGHĨA CỦA TỪ BỤNG

    Thông thường khi nói đến ăn uống hoặc cảm giác về ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: Đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng... Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

    Nhưng cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng... thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: Suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang theo... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra ngoài, đối với người, với việc nói chung.

    (Theo Hoàng Dĩ Đình)

    a) Trong đoạn văn trên tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng:

    + Nghĩa gốc: bụng được dùng với nghĩa là bộ phận của cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày.

    + Nghĩa chuyển: là biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra ngoài, đối với người, với việc nói chung.

    b) Nghĩa của từ bụng trong các trường hợp:

    + Ăn cho ấm bụng —> nghĩa gốc từ bụng chỉ một bộ phận trong cơ thể con người.

    + Anh ấy tốt bụng —> nghĩa chuyển, từ bụng biểu tượng cho tấm lòng của anh ấy.

    + Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc —> nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cơ thể.

    LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    - Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩ của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.

    - Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn dạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.

    II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

    * Lời văn, đoạn văn tự sự

    1) Lời văn giới thiệu nhân vật

    Đọc từng câu trong đoạn văn và trả lời câu hỏi:

    1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

    2. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ [...] Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng củng không kém [...] Người ta gọi chàng là Thủy Tinh [...] Cả hai đểu xứng đáng làm rể vua Hùng.

    (Sơn Tinh, Thủy Tinh)

    + Các câu văn giới thiệu: tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng của các nhân vật.

    - Giới thiệu tên: Tên là Mị Nương, chàng là Sơn Tinh, chàng là Thủy Tinh

    - Lai lịch:

    Con gái vua Hùng thứ mười tám

    Người ở núi Tản Viên

    Người ở miền biển

    - Quan hệ:

    Được vua cha yêu thương hết mực

    Cùng đến cầu hôn

    - Tính tình: Hiền dịu

    - Tài năng: Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

    + Câu văn giới thiệu thường dùng những từ, cụm từ: là, có và kể theo ngôi thứ ba: chàng trai, người con gái

    2) Lời văn kể sự việc

    Đọc đoạn văn:

    a) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lèn cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trển một biển nước.”

    (Sơn Tinh, Thủy Tinh)

    + Đoạn văn trên dùng rất nhiều động từ chỉ hành động để diễn tả hành động của nhân vật: nổi giận, đuổi theo, đòi cướp, hô mưa, gọi gió, dâng nước.

    + Những hành động đó tập trung làm nổi rõ ý: “Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh”.

    + Các hành động đó được kể theo thứ tự trước sau của dòng thời gian + Hành động của Thủy Tinh dẫn đến kết quả thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

    + Lời kể về nước ngập nhà cửa, nước ngập ruộng đồng, nước dâng lên sườn đồi... Tạo ấn tượng về cảnh một biển nước mênh mông ngập tràn lên tất cả, phá hủy mọi vật => Cơn ghen ghê gớm của Thủy Tinh.

    b) Đoạn văn

    + Ý chính của mỗi đoạn văn

    Đoạn 1: Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

    Đoạn 2: Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

    Đoạn 3: Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.

    II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Câu 3. Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh

    + Nhân vật Lạc Long Quân

    Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Vì nòi rồng nên thần thường sống dưới nước. Thần có sức khỏe rất phi thường và lắm phép lạ. Thần không chỉ giúp dân trừ yêu quái mà còn dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt.

    + Nhân vật Âu Cơ

    Ở vùng núi phía Bắc có một nàng tên là Âu Cơ, xinh đẹp tuyệt trần, nàng dòng họ Thần Nông.

    + Nhân vật Thánh Gióng

    Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai ông bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.

    + Nhân vật Tuệ Tĩnh

    Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.

    Câu 4. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gẫy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quăn giặc.

    + Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận

    Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.

    + Đoạn Thánh Gióng khi roi sắt gẫy

    Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.
     
    Last edited: Sep 21, 2016

Share This Page