Vì sao thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám mang hai tâm trạng trái ngược nhau?

Discussion in 'Khoa Học Xã Hội' started by adminbao, Mar 21, 2018.

  1. adminbao

    adminbao Administrator Staff Member

    Trước cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu xuất hiện hai tâm trạng trái ngược nhau đó là lòng yêu đời, ham sống, sống vội vàng, hấp tấp, vồn vã. Tâm hồn mãnh liệt say cảnh, say tình, tha thiết giao cảm với đời. Song mặt khác, Xuân Diệu ở giai đoạn này cũng bộc lộ tâm trạng chán nản, hoài nghi, cô đơn trước cuộc đời.
    Sở dĩ, thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám xuất hiện hai tâm trạng trái ngược nhau là bởi Xuân Diệu là một tri thức Tây học được đào tạo quy cách. Ông ảnh hưởng rất nhiều trường phái thơ lãng mạn phương Tây, đặc biệt là trường phái thơ lãng mạn Pháp. Chính vì vậy, người nghệ sỹ ấy luôn luôn đòi hỏi sự toàn mỹ, một cái nhìn đa diện nhiều chiều. Song thực tế xã hội không đáp ứng được nhu cầu, sự đòi hỏi của một nghệ sỹ tri thức Tây học. Hơn nữa, Xuân Diệu lại mang thân phận của một người dân mất nước cho nên dù yêu đời, tha thiết với cuộc sống song vẫn nảy sinh tâm trạng hoài nghi, chán nản, cô đơn. Hai tâm trạng tưởng chừng đối lập, mâu thuẫn nhau nhưng thực tế đều xuất phát từ một con người khi đặt trong bối cảnh xã hội đương thời.
     

Share This Page